Lưỡi hổ

Cuộc sống nơi phố thị tấp nập với những bộn bề, lo toan, chính vì vậy mà có lẽ sau một ngày dài làm việc căng thẳng ai cũng mong muốn về với tổ ấm của mình, bởi nhà là nơi mình cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất. Còn gì tuyệt vời hơn khi ở nơi yên bình đó, bạn tô vẽ thêm cho không gian những sắc màu xanh mát của những chậu cây cảnh. Nhiều loại cây không chỉ là vật trang trí mà nó còn mang lại rất nhiều hữu ích và công dụng cho cuộc sống của bạn. Và hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn một loại cây không chỉ làm cho ngôi nhà bạn thêm trong sạch hơn, mà nó còn mang lại sự may mắn, tài lộc cho gia chủ, và rất nhiều công dụng khác nữa, đó chính là Cây Lưỡi hổ.

Lưỡi hổ

Cây Lưỡi Hổ

Cây lưỡi hổ hay còn gọi là lưỡi cọp, hổ vĩ, hổ thiệt, là một loại cây cùng họ với nha đam, gồm có hai loại chủ yếu là lưỡi hổ vằn, lưỡi hổ đỏ và lưỡi hổ vàng. Cây lưới hổ thuộc giống cây nhiệt đới, ưa những nơi có nhiều ánh sáng, cây không có thân, lá được mọc thẳng thành cụm trực tiếp từ rễ. Lá cây lưỡi hổ dài, phẳng có chiều dài từ 30 – 160 cm, thân lá mọng nước dày tầm 1,3 – 2,5 cm. Lá thon nhỏ 2 đầu có màu xanh, viền vàng với những sọc ngang màu trắng. Hoa lưỡi hổ nhỏ có màu trắng ngà, mọc thành chùm.

Ý nghĩa và tác dụng

Cây lưỡi hổ có rất nhiều công dụng. Cây như một cỗ máy lọc không khí, có khả năng lọc đến 107 loại chất độc khác nhau, giúp cho không khí trong sạch hơn. Không chỉ vậy, cây lưỡi hổ còn tạo cho bạn cảm giác thoải mái, giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng, cũng chính vì lý do này, mà nhiều nơi công sở văn phòng người ta thường đặt cây lưỡi hổ trên bàn làm việc để tạo không gian dễ chịu và làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cây lưỡi hổ còn làm tăng lượng oxy hít thở trong không gian nhà bạn, do vậy mà bạn có thể đặt cây này tại phòng ngủ của mình đấy!

Cây lưỡi hổ không chỉ đem lại một không gian xanh mát, mà cây còn mang ý nghĩa phong thủy. Lá cây mọc thẳng cứng cáp, biểu tượng cho sự mạnh mẽ, hùng dũng, lá cây lọc không khí giúp đem lại sự cân bằng hòa khí trong gia đình, xua đuổi tà khí và những điều không may mắn, giúp gia chủ có nhiều tài lộc, niềm vui…

Ngoài những tác dụng kể trên, cây lưỡi hổ còn là một bài thuốc chữa bệnh cực kỳ hữu hiệu. Lá cây lưỡi hổ có thể làm dịu đi những vết bỏng, phục hồi dần những chỗ da bị cháy nắng hay các vết trầy xước trên da. Bạn có thể làm gel từ lá lưỡi hổ để sử dụng như một loại kem để bảo vệ da, vệ sinh răng miệng. Một điều đặc biệt đối với cánh mày râu, vì hay phải thường xuyên dùng dao cạo râu nên vùng da đó sẽ bị tổn thương, khi đó, bạn có thể lấy gel lưỡi hổ thoa lên trước khi cạo vừa chống viêm nhiễm lại có thể dưỡng da. Ngoài ra, cây lưỡi hổ còn là một vị thuốc chữa trị và làm dịu các cơn suyễn, các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Những người hay bị trào ngược axit, đầy hơi, có thể ép lá để lấy nước uống, sẽ làm giảm ngay hiện tượng đó, lại còn nhuận tràng lợi gan.

Vị trí đặt cây

Cây lưỡi hổ bạn có thể ở nhiều nơi trong không gian của gia đình như phòng khách, phòng ngủ, văn phòng làm việc.

Cách chăm sóc tại nhà

Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ

Vì là giống cây nhiệt đới, không đòi hỏi yêu cầu chăm sóc nhiều, nên bạn cũng không quá tốn thời gian cho việc tưới hay chăm bón cây lưỡi hổ. Cây lưỡi hổ rất dễ trồng, bạn có thể tách mầm từ bụi cây hoặc giâm bằng lá. Trường hợp bạn trồng bằng lá, bạn nên chọn những lá đẹp, cắt ngang gốc sau đó chôn tầm ½ khúc lá vào chậu, đặt chậu ở những nơi có nhiều ánh sáng, thi thoảng tưới nước để cây mọc mầm phát triển.

Đối với cây lưỡi hổ bạn không cần phải tưới nước thường xuyên, khi đất trong chậu khô khẳn thì bạn tưới từ từ từ dưới lên trên. Vào mùa lạnh lượng mưa ít, bạn có thể tưới 1 lần/tháng. Khoảng 1 -2 tháng sau khi trồng bạn có thể bổ sung thêm những loại phân bón giàu potasee. Khi cây phát triển to hơn, bạn có thể thay chậu cho cây, bạn nên lựa chọn loại cây trồng cho xương rồng. Bạn nên cắt bỏ những lá bị hư hỏng, héo úa, lau chùi rửa lá, để cây xanh tươi và bắt mắt hơn. Một số lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ đó là một số bệnh thường gặp trên cây như: đốm nâu trên lá, thối gốc thường do dư nước, ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác do ánh sánh chiếu qua cửa kính, lá màu nhạt là do thiếu ánh sáng…