Cây cau lụa là một trong những cây cảnh dễ trồng nhất, tương đối ít bị bệnh và đứng top đầu trong danh sách các loại cây lọc khí tốt nhất của NASA. Cây cau lụa thích nghi tốt cả ở điều kiện trong nhà cũng như ngoài trời.

Cau lụa

Cây cau lụa thường mọc theo bụi, sống lâu năm. Thân thẳng dài và có nhiều đốt giống như cây mía. Lá cây xanh trơn nhẵn, dài và sắp xếp như lông chim. Lá mọc thành cụm, từ gốc khi cây nhỏ và mọc trên các bẹ của thân khi cây trưởng thành.

Cách chăm sóc cây cau lụa cơ bản như sau:

  • Tốc độ tăng trưởng của cây cau lụa là trung bình. Khi trồng trong chậu, đặt trong nhà thì cây phát triển chậm hơn, cây thấp hơn; còn nếu trồng ngoài trời, ngoài vườn thì cây sinh trưởng nhanh và rất cao to.
Cách chăm sóc
  • Không đổ bã chè, bã café vào chậu cây, luôn giữa mặt chậu cây thoáng, mỗi tháng một lần nên mang chậu cây ra ngoài trời một tuần.
  • Không đặt chậu cây trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
  • Khi cây xuất hiện các lá vàng, lá úa, lá héo thì phải cắt bỏ đi ngay.
  • Cây bị rụng lá hoặc các nhánh cây có hiện tượng mềm, rục là lúc bạn cần chăm sóc đặc biệt hoặc thay thế cây mới.
  • Chế độ nước: Cây ưa ẩm nên mỗi ngày chúng ta nên tưới 1 – 2 lần với lượng nước vừa đủ
  • Đất trồng: Đất màu mỡ, tơi xốp và thoáng khí
  • Dinh dưỡng: Bón phân hữu cơ hoặc phân hóa học định kỳ 2  – 3 tháng/ lần

Ý nghĩa phong thủy của cây cau lụa

Cây cau lụa có khả năng thanh lọc không khí rất tốt, vì thế nó sẽ giúp không khí trở nên mát mẻ và trong lành hơn rất nhiều. Đặc biệt là khi đặt trong phòng, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thư thái hơn rất nhiều so với không có.

Cây cau lụa là biểu tượng của khát vọng và ý chí. Điều này xuất phát từ đặc điểm sinh trưởng của nó; nó sống tốt ở điều kiện khô cằn và khi gặp môi trường thuận lợi, nó tăng trưởng rất mạnh mẽ và cao lớn bất ngờ.

Cây giúp xua tan những điều không may mắn, tà khí mang đến sự bình an và yên vui cho gia chủ. Tiếp đó, loài cây này cũng tượng trưng cho vượng phát, tài lộc, thế nên trồng cau lụa sẽ giúp công việc suôn sẻ, làm ăn buôn bán thuận lợi.